-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Làng nghề đá mỹ nghệ ninh vân thời hội nhập
07/12/2017
Ông Nguyễn Quang Diệu, Trưởng ban quản lý làng nghề cho biết: Làng đá có lịch sử rất lâu đời, cách đây khoảng 400 năm. Các sản phẩm của làng đá dần được biết đến trên khắp cả nước bởi chất liệu đá và sự điêu khắc tinh xảo của những nghệ nhân nơi đây.
Đồng chí Hoàng Trọng Hiếu, Chủ tịch UBND xã cho biết: Trước đây, nghề đá mỹ nghệ Ninh Vân chỉ tập trung ở làng Hệ, làng Thượng và Xuân Vũ, bây giờ phát triển rộng với số lao động sản xuất đá mỹ nghệ chiếm gần 70% tổng số lao động phi nông nghiệp của toàn xã. Cả xã có khoảng 450 hộ sản xuất đá mỹ nghệ và có 8 doanh nghiệp lớn chuyên nhận các công trình chế tác kỹ thuật cao. Có 5/13 làng trong xã đã được công nhận là làng nghề truyền thống. Năm 2011, thu nhập từ chế tác đá mỹ nghệ ước đạt 52 tỷ 710 triệu đồng; bình quân thu nhập đầu người trên 13 triệu đồng/năm. Tuy vậy, trong thời kỳ hội nhập hiện nay, làng nghề đá mỹ nghệ Ninh Vân Ninh Bình đang gặp phải đối mặt với nhiều thách thức. Xã đã triển khai quy hoạch khu sản xuất đá tập trung với diện tích 23 ha, nhưng mới giao quyền sử dụng đất cho 50 hộ kinh doanh, với diện tích 11 ha. Vấn đề môi trường cũng đang là thách thức không nhỏ đối với làng nghề Ninh Vân.
Trên địa bàn của xã hiện nay có hai nhà máy xi măng Hệ Dưỡng và Duyên Hà cùng những ô nhiễm từ việc chế tác đá khiến nguồn nước, nguồn không khí bị ảnh hưởng nặng nề. Trao đổi với phóng viên, Phó Chủ tịch xã Ninh Vân, đồng chí Lê Quốc Hội chia sẻ: Làm sao để người dân vừa có thể phát huy nghề truyền thống lại giảm được ô nhiễm môi trường thấp nhất là trăn trở của cấp ủy Đảng, chính quyền nơi đây. Việc quy hoạch khu sản xuất tập trung cũng là một biện pháp giúp hạn chế ô nhiễm môi trường. Hiện nay, xã đang xây dựng đề án giảm thiểu ô nhiễm môi trường để trình lên cấp có thẩm quyền phê duyệt và thực hiện. Một trong những khó khăn nữa mà làng nghề đang gặp phải là mặc dù lực lượng lao động trẻ dồi dào nhưng phần lớn chưa được đào tạo chuyên môn, chưa đủ năng lực ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào phát triển, sản xuất. Hiện nay, toàn xã mới chỉ có 30% lao động có bằng nghề . Để khắc phục tình trạng này, xã đã phối hợp với Trường Cao đẳng nghề Nam Định mở những lớp học nghề nhằm nâng cao trình độ cho lao động để đáp ứng yêu cầu thời hội nhập.
Trích nguồn từ bao Ninh Bình
Bình luận
Nội dung này chưa có bình luận, hãy gửi cho chúng tôi bình luận đầu tiên của bạn.