Hình tượng con rồng trong văn hóa phương đông.

Admin 07/12/2017

Cho đến ngày nay chưa ai tận mặt chứng kiến thấy con rồng là con như thế nào, hình dáng kích thước ra làm sao? Xong từ lâu trong văn hóa các nước Á Đông đã thần thánh hóa con vật này với những quyền năng, vị thế nhất định. Và coi đó là tối cao, thiêng thiêng hơn bất cứ thứ gì khác. Đặc biệt trong thời kì phong kiến xưa. Vua được coi là rồng cai trị thiên hạ, con của trời đất. Thế nên khi nhắc đến hình tượng con rồng người ta nghĩ ngay đến sức mạnh vạn năng của chúng. Đây cũng chính là hình tượng dễ phân biệt nhất với các nền văn hóa khác trên thế giới. Dáng hình như con rắn nhưng lại có chân, có mào, có đuôi xòe, thân hình uốn lượn mềm mại thành nhiều khúc đoạn. Có nhiều thế rồng như rồng chầu nhật nguyệt, rồng cuộn, rồng lướt sóng, di chuyển.

Hình tượng con rồng của người Việt.

Các nước Trung Hoa, Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản... đều có các điểm văn hóa tương đồng qua nhiều thế kỉ. Cùng thần tượng hóa con rồng. Ứng với mỗi thời đại con rồng sẽ có hình dáng, kiểu cách khác nhau. Nếu như rồng Trung Hoa có nanh vuốt, há miệng như muốn đe dọa đối phương và tỏ ra mình có sức mạnh hơn người thì con rồng Việt Nam lại ngậm ngọc, dáng vẻ mềm mại, hiền hòa đúng như bản chất người Việt.

 

Rồng đá điêu khắc bởi cơ sở đá mỹ nghệ Ninh Bình.

 Dần dần không chỉ vua chúa mà ngay đến cả quan lại, thường dân cũng tôn thờ con vật này như một linh vật truyền thống của mọi người. Ở các ngôi chùa đình miếu rồng đá thường được lắp trên nóc hoặc bậc tam cấp lối đi vào. Ngày nay người ta còn thờ tượng rồng đá ở khắp nơi như rồng đá quý đặt văn phòng làm việc, phòng khách... có tác dụng trang trí lẫn phong thủy.

Rồng đá trên nóc đình, đền, chùa và cột...

Bình luận
Nội dung này chưa có bình luận, hãy gửi cho chúng tôi bình luận đầu tiên của bạn.
VIẾT BÌNH LUẬN