Xóm "nhà đá" ở ninh bình

Admin 07/12/2017

          Quý khách gần xa về với Ninh Bình, làm việc với công ty điêu khắc đá mỹ nghệ của chúng tôi với đội ngũ thợ điêu khắc lành nghề với truyền thống cha truyền con nối, họ đã để lại một di tích văn hóa gia đình vô cùng ý nghĩa với những ngôi nhà đá với đa dạng thiết kế dân dã.

 

Những ngôi nhà đá của thợ đá làng nghề.

        Ngoài những sản phẩm nghệ thuật thẩm mỹ cao như chế tác tượng đá, đồ đá mỹ nghệ thì người thợ thủ công tài hoa ấy đã biến những ngôi nhà của mình từ những hòn đá sù sì vô giá thành những tác phẩm nghệ thuật hoàn hảo tại chính ngôi nhà của mình sau mỗi ngày hoạt động vất vả.

Người thợ đá vất vả với những khối đá lớn cho tác phẩm của mình

      Công ty CP Xuất nhập khẩu đá mỹ nghệ Ninh Bình được nhiều người biết đến với những bàn tay tài hoa mà người thợ ở đây thiết kế và chế tác lên nhiều công trình kiến trúc độc đáo mang tầm vóc quốc gia như tượng đài Bà mẹ Việt Nam anh hùng ở TP Hồ Chí Minh, tượng đài nghĩa trang Trường Sơn, tượng Mẹ Suốt ở Quảng Bình, tượng Bác Hồ ở Nghệ An… Không chỉ có thế, Ninh Vân còn lộng lẫy với những ngôi nhà được làm toàn bộ bằng đá có giá trị hàng trăm năm lịch sử nay vẫn giữ nguyên giá trị.

Ghé thăm xưởng điêu khắc đá của công ty

   Ông Lương Văn Thiện, chủ nhân của ngôi nhà bằng đá khá độc đáo tại đây. Toàn bộ ngôi nhà từ cổng vào đều được xây dựng bằng đá rất tinh xảo, nét và điêu luyện. Bên trong ngôi nhà, tất cả các trụ cột cũng được xây dựng bằng đá, mọi thứ trang trí xung quanh cũng được khoác lên mình bộ áo bằng đá.

   Bác Thiện cho biết: “Gia đình tôi là một trong những gia đình hiếm hoi còn lưu giữ được nhà xây bằng đá. Ngôi nhà hiện đã trải qua ba đời, từ đời cụ cố đến nay vẫn nguyên hiện trạng, không cần tu bổ hay cải tạo gì”. Dọc con đường dẫn vào xã Ninh Vân đâu đâu cũng có hình chạm khắc đủ các thể loại, từ những chú sư tử ngộ nghĩnh đến những tượng đài cao ngất nghểu; từ những cây kiệu hoành tráng với những họa tiết hoa văn độc đáo, đến những con rùa nặng cả ngàn ký…

    Những thớ đá to khổng lồ được người dân đục khoét ngày đêm nay đã biến thành những công trình nghệ thuật độc đáo. Đặc biệt, nghề không chỉ dành riêng cho nam giới mà nữ giới cũng tham gia rất đông và hăng say. Để làm được những công trình có giá trị và ý nghĩa trên, các nghệ nhân của vùng đất nghệ thuật này phải có lòng yêu nghề và biết thổi hồn vào các tác phẩm của mình. Một sản phẩm ra đời phải trải qua rất nhiều công đoạn đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo.      

    Nói về Ninh Vân, ông Lê Quốc Hội - Phó chủ tịch UBND xã cho biết: “Số nghệ nhân lão làng chỉ còn đếm trên đầu ngón tay. Thời gian tới chúng tôi sẽ liên kết với các doanh nghiệp thành lập trang web để vừa lưu giữ, phát triển, vừa quảng bá thương hiệu nghề trạm khắc đá của xã rộng rãi ra các tỉnh khác trong nước và cả Quốc tế. Đồng thời vận động người dân sản xuất theo đúng quy trình kỹ thuật để vừa đảm bảo an toàn, vừa không ảnh hưởng đến môi trường”.

Những sản phẩm đời thường trong nhà như bàn ghế, sập gụ cũng được các nghệ nhân tự thiết kế ra, Xập gụ giữa nhà cũng được tạo tác bằng đá nguyên khối. Những bức chạm cây tùng, cây mai vô cùng tinh tê, sinh động, đường nét tao nhã, uyển chuyển, mềm mại, dường như có phép lạ ở đôi bàn tay và khối óc của các nghệ nhân. Nổi bật giữa nhà là bức chạm vào vách đá: "Bẩy mươi tuổi còn xuân chán/Tóc bạc già sức khỏe thanh niên/Ăn khỏe ngủ ngon làm việc tốt/Sống như đá vọng thọ như sơn".

Bình luận
Nội dung này chưa có bình luận, hãy gửi cho chúng tôi bình luận đầu tiên của bạn.
VIẾT BÌNH LUẬN